CHÚA NHẬT XXXIV 20-11-2016 THƯỜNG NIÊN. ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ

Chúng ta đang sống trong những ngày cuối cùng của năm phụng vụ 2017. Lễ ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ, là Chúa nhật cuối cùng của năm, Giáo hội mời gọi chúng ta nhìn ngắm gương mặt “Đức Vua” và hôm nay cũng khép lại năm thánh lòng Chúa Thương Xót. Tuy năm thánh đã khép lại, nhưng gương mặt và ánh mắt bao dung của Đức Vua vẫn dõi theo từng người chúng ta.
Trong cuộc sống hôm nay, danh xưng “VUA” không còn mang nhiều ý nghĩa tích cực, vậy chúng ta hãy cẩn trọng, không để mình bị ảnh hưởng bởi cách hiểu của thời đại về danh xưng “VUA” của ngày lễ trọng đại này.
Thật vậy, đây là một khái niệm về VUA hết sức lạ lùng mà Giáo hội muốn giới thiệu đến Kitô hữu thời nay và cả thế giới nói chung. Một vị “VUA VŨ TRỤ” trong chiều kích của ơn cứu độ. Một “ĐỨC VUA” ban phát lòng thương xót cứu độ ngay khi quanh ta dường như là bóng tối, đêm đen, hủy diệt và cả sự chết nữa. Với ơn thánh cứu độ, chúng ta không bao giờ đơn độc, vì giữa những thử thách gian nan, chúng ta có cây thánh giá, treo trên đó là con NGƯỜI, tay dang rộng trong yêu thương và tha thứ đón đợi ta.
Đây là hình ảnh mà Giáo hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm để suy gẫm về tước hiệu VUA của Đức Giêsu. Thật vậy, Chúa Giêsu làm vua cho chúng ta nhớ rằng, Ngài đã đưa những thương tích của ta lên trời và trong nước Ngài có chỗ cho những vết thương của chúng ta, Ngài đã, đang và mai mãi cưu mang tất cả trong vinh quang của Người. Nhờ vậy, khi ta thét gào trong đau khổ, “Chúa ở đâu?” chúng ta có câu trả lời. Chúa đang trên thập giá, trong tấm thân bị nghiền nát, nhưng cánh tay vẫn dang rộng để ôm lấy chúng ta; Ngài vẫn âu yếm mời gọi tất cả cùng trèo lên cây thập giá với Ngài, từ đó chúng ta cùng Ngài nhìn thế giới với một góc nhìn mới.
Trong thân phận của VUA TÌNH YÊU VÀ THƯƠNG XÓT, Chúa Giêsu của chúng ta chính là vị ngôn sứ vĩ đại, ngôn sứ duy nhất có khả năng vén mở bức màn để cho ta thấy gương mặt thật của Thiên Chúa. Nơi Ngài ơn cứu độ chứa chan và viên mãn cho tất cả nam phụ, lão ấu…
Vậy trong ngày đại lễ này, xin cho chúng ta có được động lực để thưa cùng vị VUA NHÂN TỪ đang bị treo ở giữa đau khổ của chúng ta rằng: “Xin Ngài nhớ đến tôi trong nước của Ngài”. Xin Ngài ban cho chúng tôi sự bình an vì được nhận biết rằng, sự sống tràn đầy của THẬP GIÁ vẫn có đó giữa những tối tăm và sự chết.

LIVING WORDS
The Kingdom and the Church
If we follow the example of the prophets of ancient Israel who worked within the framework of the structures of the faith of God’s people of their day, then we in our day cannot marginalize Christian revelation and its ecclesial transmission by proposing a non-Christian vision where misuse of the terminology “Kingdom” or “Reign of God” is a substitute for Jesus Christ and his Church. The Church is the necessary vehicle and privileged instrument for us to encounter Jesus Christ, to receive his life through the sacraments, to hear his Word mediated through preaching and the interpretation of the Church, and to journey toward the fullness of the Kingdom of heaven, which lies ahead of us.
Jesus Christ is our great prophet. He is the only full revelation of God and he is the Lord and Saviour of all men and women. We must be watchful and vigilant that Christian terminology is never emptied of its theological meaning so as to be better integrated into a “vision” or a supposedly “new wisdom” of this age.
On this great feast, let us remember that Jesus took his wounds to heaven, and there is a place in heaven for our wounds because our king bears his even in glory. If ever we cry out: “Where are you, God?” Today we are given the answer: God is hanging on a tree, in the broken body of a young man – arms outstretched to embrace us, and gently asking us to climb up onto the Cross with him, and look at the world from an entirely new perspective. Or perhaps we need to cry out for mercy, asking that he not forget us in the New Jerusalem: “Jesus, remember me, when you come into your kingdom.”
From the depth of our own darkness and shadows, we might have to pray with Cleopas and his companion on the road to Emmaus, “Stay with us, Lord, for it is almost evening and the day is far spent” (Luke 24:29). Or maybe in the midst of our despair, we recognize the source of our hope and echo the words of Jesus, “Father, into your hands I commend my spirit” (23:46).
What a strange form of kingship Christ offers us today! May this feast force us to remember the appalling fact of our salvation. When all around us seems to be darkness, destruction, night, and even death, let us never forget that we are not alone. In our midst hangs the Crucified One, arms outstretched in loving mercy and welcome. May we have the courage to ask our benevolent King to remember us in his Kingdom, and to grant us the peace of knowing that Paradise is already in our midst, even when every external sign indicates darkness and death. This is life in abundance on the Royal Road of the Cross.