Chúa Nhật XVI Thường Niên – 23-07-2017
SUY NIỆM
Tuần trước chúng ta được nghe dụ ngôn “người gieo giống”, có lẽ chúng ta vẫn nhớ lòng quảng đại của Người gieo hạt giống là Lời và đã cho Lời mọc lên cho dù nơi đón nhận là đất tốt hay khô cằn sỏi đá. Tuần này Giáo hội tiếp tục mời gọi chúng ta chiếm ngắm và suy niệm lòng quảng đại và thương xót của Chúa qua dụ ngôn “cỏ lùng”. Thiết nghĩ trước hết chúng ta cần hiểu “dụ ngôn” là gì?
Dụ ngôn (parable, parabole) là một câu chuyện ngắn, đơn giản, bằng văn xuôi, nhưng khác với ngụ ngôn là mang tính bí ẩn, mang tính tục ngữ, đặc biệt là mang chiều kích tâm linh. Chúa Giêsu dùng thể loại này, tức là Ngài dùng thể loại “dụ ngôn” chứ không dùng “ngụ ngôn”. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để minh họa chân lý, dùng hình ảnh dưới thế nhưng mang ý nghĩa trên trời. Ngài thích dùng dụ ngôn, có lẽ vì loại văn này độc đáo, như Kinh Thánh xác nhận: “Ngài không nói gì với họ mà không dùng dụ ngôn” (Mt 13:34; Mc 4:34). Có khoảng 35 dụ ngôn trong các Tin Mừng nhất lãm. (trích trong tìm hiểu kinh thánh mỗi ngày của Trầm Thiên Thu)
Với đặc tính riêng biệt của dụ ngôn, chúng ta cần nhìn thấy được chân lý Tin Mừng qua những hình ảnh mang đầy nghĩa bóng của đời thường và tiến đến chân lý đức tin của câu chuyện.
Dụ Ngôn cỏ lùng trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu lại khẳng định chúng ta là những cách đồng của Thiên Chúa. Chúng ta là những thửa đất mà chính Chúa đang canh tác và vun đắp cho hạt giống mà Ngài đã gieo được mọc lên. Tuy nhiên, trong thửa đất tâm hồn của chúng ta luôn tồn tại “Tốt và Xấu” nhưng Chúa sẽ không dùng quyền năng của Ngài để loại điều xấu cho ta. Ngài để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Có thể nói chân ly trong dụ ngôn này là ở chỗ, tất cả chúng ta đều được yêu thương và nâng niu trước mặt Chúa. Ngài muốn chúng ta được phát triển dồi dào trong ân nghĩa và lượng hải hà.
Dụ ngôn còn cho chúng ta thấy Thiên Chúa rất nhân hậu và chậm giận, kiên nhẫn đợi chờ điều tốt nhất cho người tốt và chờ mong người xấu, kẻ tội lỗi có cơ hội sống và đổi đời.
Đây là một trong số rất ít những dụ ngôn trong Tin Mừng mà chúng ta được nghe chính Chúa Giêsu rao giảng và sau đó giải thích ý nghĩa của nó một cách rõ ràng cụ thể.
Ước gì, mỗi người chúng ta hãy để cho Lời lớn lên trong cuộc đời chúng ta. Xin cho Lời giúp chúng ta sống bao dung, kiên nhẫn với những người lầm lạc và mong một ngày tất cả chúng ta cùng được lớn lên trong Nước Chúa và Lời sẽ sinh hoa trái nơi chúng ta và mọi anh chị em chúng ta. Amen
===============
LIVING WORDS
Today’s readings tell us about a very patient and compassionate God Who is hopeful that the so-called “weeds” among us will be converted, and that we should not be in a hurry to eliminate such elements from the Church or society or the family on the basis of unwarranted and hasty judgment. The first reading gives us a picture of a merciful and patient God rather than the strict, angry and judging God presented in the book of Genesis. The second reading reminds us that the Spirit of God goes on empowering us in our weakness, and, hence, we should be patient with ourselves. Finally, the long form of today’s Gospel contains the parable of the wheat and the weeds, an agricultural parable with allegoric interpretation. Through this parable, Jesus assures us that we are the field of God. We are the ground He works as well as the plants He nurtures. We are the people He rests His hopes upon and the people He plants His seed in. We are the congregation He anoints with the Holy Spirit. In today’s parable, Jesus presents a wise and patient God who allows the good and the evil to coexist in the world, so that the evil ones may come to conversion before their time ends and God must punish them. “Let the wheat and the weeds [darnel] grow together till the harvest time.” God gives all of us sinners ample time to repent and change our lives. God calmly recognizes that there is evil in the world, but He sees that evil as no excuse for the good people not to do good with the power of God at their disposal. Through the parable of the wheat and the weeds in today’s Gospel, Jesus calls us to be patient with those who fail to meet the high ethical standard expected of a Christian. The parable tries to teach the need for tolerance, patience and the acceptance of God’s judgment to the Judeo-Christian community as well as to our own. It also encourages us when we discover sin and weakness within ourselves and challenges us to open ourselves to God’s love more and more.