Chúa Nhật 23-02-2020, VII Thường Niên, Năm A – Suy Niệm
SUY NIỆM LỜI CHÚA CN VII TN
Khi dạy chúng ta đừng chống cự người ác, Ðức Giêsu không đòi loại bỏ cảnh sát và pháp luật; cũng không lên án những cuộc chiến tranh tự vệ. Ngài chỉ muốn mời gọi các Kitô hữu hãy tránh thái độ báo thù, ăn miếng trả miếng. Tha thứ là ra khỏi vòng luẩn quẩn của oán thù, là mở ra con đường để người kia hoán cải.
Có một vị rất tâm đắc với bài Tin Mừng này, đó là Gandhi, người được dân Ấn Độ coi là đại thánh. Ông là cha đẻ của chủ trương bất bạo động, để giành lại độc lập cho đất nước từ tay người Anh. Ông nói: “Bất bạo động là luật của loài người, bạo động là luật của loài thú.” Chúng ta thường sợ mang tiếng là hèn nhát, khiếp nhược, sợ kẻ ác thắng thế khi thấy ta lùi bước. Chúng ta ít dám tin vào sức mạnh của Tình Yêu. Chính Tình Yêu chứ không phải bạo lực mới có thể làm trái tim con người tan chảy.
Ðức Giêsu mời gọi ta yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù để trở thành con cái Cha trên trời. Chúng ta không chỉ trở thành con Cha vào ngày Rửa tội. Chúng ta trở thành con Cha hơn nhờ những hành vi tha thứ yêu thương mỗi ngày. Chúng ta thật là con, vì giống Cha, Ðấng cho nắng ấm, mưa rơi trên kẻ lành người dữ.
Chúng ta thường khó quên một xúc phạm đã qua, những chuyện cũ vẫn làm tim ta đau nhói. Cần nhìn lên Cha trên trời, Ðấng để cho cỏ lùng mọc chung với lúa, Ðấng mà ta phải nài xin ơn tha thứ mỗi ngày. Chỉ Ngài mới làm ta quên được điều tưởng như không thể quên.
Thế giới hôm nay có nhiều sự ác và người ác. Chúng ta phải tiêu diệt sự ác bằng sự thiện, hoán cải người ác bằng tha thứ yêu thương. Kitô hữu là người dám đi lại con đường của Ðức Giêsu, chấp nhận bị sự ác vùi dập và nuốt chửng, mà trên môi vẫn nói lời tha thứ. Nhưng cuối cùng là phục sinh, là niềm vui, hy vọng. Chúng ta có dám tin rằng rốt cuộc chân lý, tình yêu và sự thiện sẽ chiến thắng không?
(Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu S.J.)
REFLECTION FOR YOUNG PEOPLE by Lisa-Marie Calderone-Stewart
The old law about taking ‘an eye for an eye and a tooth for a tooth’ was never meant to be a justification for excessive violence. It started out as a law limiting violence – take no more than a tooth for a tooth – because people were ready and willing to kill someone over a broken tooth. Jesus put a stop to that. To return violence for violence only continues its cycle, and it justifies violence instead of non-violence when settling conflicts.
• Why is the command ‘Love your enemies’ hard to follow?
• Why is our culture so familiar with methods of violence, yet so ignorant of methods of non-violent conflict resolution?
• What do you think might end the cycle of violence?
• If someone is angry and wishes to do physical harm to you, what are your nonviolent options? • When it comes to choosing between violent and nonviolent methods, does gender make any difference? If so, why? If not, why not?
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!