Chúa Nhật 02-02-2020, Thường Niên Năm A – Suy Niệm
SUY NIỆM
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu S.J.
“Thứ bốn thì ngắm, Đức Bà dâng Chúa Giêsu trong đền thánh, ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.” Đức Mẹ đã muốn giữ Luật Chúa một cách nghiêm chỉnh. Luật trong sách Lêvi (12, 2-8) đòi buộc người mẹ 40 ngày sau khi sinh con trai phải lên đền thờ để được thanh tẩy và phải dâng lễ vật nữa.
Nếu không đủ khả năng dâng một con chiên và một bồ câu non thì phải dâng một cặp bồ câu non hay một đôi chim gáy. Ngày nay chúng ta không thể hiểu tại sao Đức Mẹ phải dâng lễ tạ tội và phải được thanh tẩy sau khi sinh Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. Tại sao việc sinh nở lại bị coi là ô uế? Dù sao Mẹ Đấng Cứu Thế đã vâng theo Luật dạy.
Hơn nữa, cùng với thánh Giuse, Mẹ đã dâng Con cho Chúa trong đền thờ. Điều này Luật không buộc, nhưng Mẹ đã làm vì lòng sốt sắng. Thật ra để chuộc lại con trai đầu lòng, chỉ cần trả cho tư tế gần 60 gam bạc (Ds 18, 15-16). Mẹ sung sướng đem Con lên đền thờ dâng cho Thiên Chúa vì hơn ai hết Mẹ biết rằng Hài Nhi Giêsu này là quà tặng Chúa ban cho mình. Dâng Con là nhìn nhận Con mình mãi mãi thuộc trọn về Chúa, ở với Chúa và làm việc cho Chúa suốt đời, dù mình đã chuộc Con về bằng một số bạc được ấn định theo Luật dạy. Bài Tin Mừng hôm nay có 4 lần nói đến “Luật” (cc.23.24.27.39). Về việc giữ Luật, Đức Maria đã không đòi một ngoại lệ hay đặc ân nào.
Hãy nhìn ngắm Thánh Gia lên đền thờ. Một đôi vợ chồng nghèo bồng một đứa con còn rất nhỏ. Ai có thể nhận ra đứa bé này là Đấng Kitô, là ơn cứu độ cho muôn dân? Đó là cụ Simêon, một người đạo hạnh, luôn mong chờ điều Chúa hứa. Hơn nữa cụ là người có Thánh Thần hằng ngự trên (c.25), người được Thánh Thần linh báo (c. 26), và thúc đẩy lên đền thờ (c. 27). Chính Thánh Thần làm cụ nhận ra điều mắt thường không thấy, Và cụ sung sướng, mãn nguyện bồng Hài Nhi trên tay. Cụ bà ngôn sứ Anna cũng nhận ra Đấng Cứu chuộc đến với mình. Cụ là người đạo đức, ăn chay cầu nguyện, đêm ngày thờ phượng Thiên Chúa. Cụ bà Anna đã công khai giới thiệu Hài Nhi cho những người chung quanh.
Để gặp được Chúa trong đời thường, chúng ta cần có lòng mong ngóng, cần sống đời sống đẹp lòng Chúa và cần được Thánh Thần mách bảo.
==============================
REFLECTION
(Fr Michael Tate, from Liturgy Help)
The Word of God for young and old
In a time (in the Western world at least) when there seems to be a growing gap between the old and the young, it is good to reflect on this Gospel incident.
Is this the model for overcoming the distance between young and old in our culture? Can the young, like Mary, listen to the wisdom of tradition from an elder? Can the old like Simeon still be open to a moment of serendipity mediated by the young?
The answer is: ‘Yes, when young and old come together around Jesus.’ As Pope Francis remarks of this encounter: ‘Jesus is at the centre.’ (Homily 2 Feb 2018)
At whatever age we find ourselves, Mary is only too willing to place Jesus in our arms to fulfil our hopes and our yearnings.
Perhaps we could pause for a moment to accept the gift of Jesus placed in our arms and hearts so that we can say with Simeon:
‘Now, Master, you can let your servant go in peace…’
A young woman, still in her teens, a newly-wed cradling her newborn son in her arms, places that baby in the arms of a very old stranger who embraces her child with all the fervour of a now fulfilled hope.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!