Chúa Nhật XXIV Thường Niên 17-09-2017 – Suy Niệm

Qua bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Chúa muốn đề cập đến hai đức tính cần thiết mà người mỗi người theo Chúa phải học để có thể thành công trong cuộc đời của mình nhất là hiền lành và khiêm nhường.

  1. Hãy học cùng Tôi vì Tôi hiền lành

Nhiều người cứ tưởng hiền lành là yếm thế, là nhu nhược, là yếu đuối, để mặc kệ cho người ta phá hoại, mặc cho bất công hoành hành, mặc kệ cho tội ác phóng túng…!
Không! Không phải như thế mà hiền lành ở đây là một hành vi cao cả, không phải là những việc làm khuyến khích thêm tội ác mà là để thu phục những người có tội để họ biết đường quay trở về. Hiền lành chính là sức mạnh, sức mạnh của giọt nước làm thủng đá, của khí trời làm gẫy sắt…
Thánh Phanxicô Salesiô quả quyết: “Kẻ hiền lành sẽ làm chủ các tâm hồn và mọi ý chí sẽ ở trong lòng họ”.
Vâng! Chỉ có những tâm hồn mạnh mẽ thật, biết xả kỷ, biết tự chủ, biết tự thắng mình mới có thể sống hiền lành được.

  1. “Hãy học cùng Tôi vì Tôi khiêm nhường”

Nhà văn Lewis Wallace trong tác phẩm Ben Hur nổi tiếng cũng đã phải sững sờ trước sự khiêm nhường sâu thẳm của Đức Kitô. Ông đã đặt vào môi miệng của Ben Hur những lời sau đây lúc anh phải chứng kiến cảnh Đức Kitô bị Giuđa phản nộp và bị các tên lính bắt trói điệu Chúa đi. Anh hăm hở tiến đến gần Chúa Giêsu và hỏi:
– Lạy Thầy, hãy nghe tôi, có phải Thầy tự ý muốn đi theo bọn lính và các giáo sĩ hay không? Đức Giêsu lặng thinh.
– Lạy Thầy, tôi có một binh đoàn quân Galilê trong thành phố này. Hãy ra lệnh đi, họ sẽ phục tùng Thầy. Thầy có thuận không?
Đức Giêsu vẫn một mực cúi nhìn đăm đăm xuống đất.
– Lạy Thầy, một lời thôi, một lời của Thầy thôi, tất cả sẽ theo Thầy…
Đức Giêsu vẫn im lặng, đến nỗi Ben Hur ngã vật xuống bờ sông Cédron và thốt lên:
– Người Nazareth, hỡi người Nazareth, thế thì thông điệp của Người mang ý nghĩa gì?
Thông điệp mang một ý nghĩa gì ư? Đó là “Hãy học cùng Tôi vì Tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Đó là thông điệp mà Đức Giêsu gửi cho mọi người chúng ta. Ngài đã làm gương trước, chúng ta chỉ việc học đòi bắt chước Ngài thôi.
Mẹ Têrêsa viết: “Nếu sống khiêm nhường, không gì có thể làm ta thay đổi, dù lời khen, lời chê. Ai chỉ trích không làm chúng ta nản lòng, ai khen tụng, chúng ta không tự mãn”. “Khiêm nhường là nẻo đi đúng đắn. Chính con đường khiêm nhường sẽ làm ta nên giống Đức Giêsu hơn.”
Lạy trái tim Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường, xin uốn lòng chúng con nên giống trái tim Chúa. Amen.
Sưu Tầm
=================
LIVING WORDS
This gospel passage follows directly from last week’s passage. It concludes the whole of Matthew Chapter 18 that deals with sin, forgiveness and reconciliation. Peter’s question to Jesus and suggested answer is a reflection of the view that there is a limit to the number of times we should forgive someone. Seven is a significant number in scripture and implies a ‘perfect’ amount. Even though by his use of seven, Peter is suggesting that he should forgive someone many, many times, Jesus quickly corrects Peter and says not seven, but seventy-seven times (or seventy times seven). Jesus plays on the use of the number seven and multiplies it to indicate that one should forgive as many times as is required – without keeping count; without keeping score.
The story of the unforgiving servant is a familiar one of forgiveness and mercy being shown but not passed on. The sting in the tail of this parable is Jesus’ final warning that, ‘So will my heavenly Father do to you, unless each of you forgives his brother from his heart.’ This is an unsettling statement, as we believe God’s forgiveness to be without measure and without end. Jesus warns that unless we seek to imitate God’s forgiveness and forgive others ‘from our heart’ (with compassion) then we are not going to recognise the forgiveness of God and will cut ourselves off from it.
The whole idea of forgiving from the heart is a powerful contradiction of a popular concept: ‘I can forgive, but not forget.’ Is it really possible to forgive but refuse to forget? Surely holding on to a memory of hurt is holding on to the hurt itself and does not display that any forgiveness has occurred at all. To forgive but not forget is to keep count. How many times should I forgive the one who has hurt me? As many times as it takes!
(From Liturgical help Australia)