Chúa Nhật XV Thường Niên 16-07-2017

Trong Tin mừng hôm nay Chúa Giê-su-Lời của Thiên Chúa tự ví mình như hạt giống nước trời được gieo vãi khắp mọi nơi, trên kẻ xấu cũng như người lành. Đồng thời Ngài cũng kêu gọi chúng ta một thái độ và đời sống đúng đắn để cho hạt giống nước trời là Lời của Thiên Chúa bén rễ, mọc lên và sinh hoa trái trong chúng ta.
“Có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất.” Chúa Giê-su ám chỉ đến những lòng tin không chiều sâu và nền tảng. Vì sự thiếu hiểu biết hay hiểu biết không đúng đắn về kinh thánh, giáo lý và giáo huấn của Giáo hội dẫn người ta đến tình trạng bối rối hay cuồng tín. Đây là cơ hội tốt để cho ma quỷ, sự dữ, kẻ xấu lợi dụng tấn công làm lung lạc đức tin của người ta. Làm cho người ta hiểu sai về thánh ý Thiên Chúa, hiểu lầm về Giáo hội từ đó nó dẫn người ta xa lìa Thiên Chúa và Giáo hội.
“Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và thiếu rễ nên bị chết khô.” Có những người chỉ ngay sau những buổi tĩnh tâm, tinh thần rất phấn khởi và hăng hái nhưng khi phải đối diện với gian nan thử thách thì đâm ra chán nản thất vọng. Vậy nhẫn nại là yếu tố cần thiết trong đời sống đức tin. Tuy nhiên để có được sự nhẫn nại, nó đòi hỏi người ta phải tập luyện, và ngay cả hy sinh hãm mình và tiết chế. Trong phục vụ, người ta không thể thích thì làm và không thích thì không làm, thích đi lễ thì đi còn không thích thì ở nhà. Và rồi như thế Lời của Thiên Chúa sẽ không thể bén rễ sâu trong lòng chúng ta. Sống đức tin không chỉ dừng lại ở cảm xúc nhất thời, nhưng nó đỏi hòi người ta một kinh nghiệm của sự đụng chạm và gặp gỡ Thiên Chúa trong mối tương quan thiết thân bền bỉ.
“Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt.” Chúng ta đang sống trong một thời đại, một thế giới bận rộn với muôn vàn nhu cầu. Chúng ta có quá nhiều băn khoăn lo lắng khiến chúng ta quên đi Thiên Chúa hay chúng ta không còn đặt Thiên Chúa nơi vị trí quan trong nhất nữa. Vì những tiện ích chóng qua của vật chất dường như Lời Chúa không còn có chỗ để bén rễ trong lòng người ta. Chúa Giê-su biết rất rõ và cảm thông với chúng ta về những nhu cầu, ưu tư của chúng ta. Nhưng Ngài kêu gọi chúng ta dành sự ưu tiên số một cho Thiên Chúa  và cho sự phát triển mở mang nước trời bởi vì Thiên Chúa là vĩnh cửu và sự sống từ nơi Ngài ban cho chúng ta là bất diệt.
“Có những hạt lại rơi trên đất tốt, nên sinh hoa quả…” Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta cần có một thái độ đúng đắn trước hạt giống nước trời là Lời của Ngài như mảnh đất tốt đón lấy hạt giống khi được gieo xuống. Một mảnh đất tốt để gieo hạt là mảnh đất được cầy bừa thật sâu, thật kỹ, được loại bỏ đi tất cả những gai góc và cỏ dại. Tương tự như thế, để trở thành mảnh đất tốt cho Lời của Chúa được gieo vào lòng chúng ta chúng ta cần phải được trau dồi kinh thánh, giáo lý và giáo huấn của Giáo hội, một đời sống hy sinh và hãm mình giúp ta mạnh mẽ và nhẫn nại trước những thử thách. Được như thết hạt giống Lời Chúa sẽ được gieo vào và bén rễ, vươn lên mạnh mẽ sinh hoa trái.
============================
LIVING WORDS
Today’s Gospel teaches us that word of the Lord is the seed, our hearts and minds are the soil. The good spiritual yield in life depends on how much a person willingly accepts and responds to the word of the Lord. The yield arising from the positive response will be abundant beyond all imagination.  The parable tells us to do our part by preparing fertile soil in our hearts for the word of God to germinate, grow and yield 30-, 60-, or 100-fold.
A challenge for examination of conscience. The questions we need to ask ourselves are: Am I merely hearing God’s word without understanding it? Does God’s word meet with a hard heart in me?    Am I too anxious about money, security, provision for retirement or old age?   Is God’s word taking root in me? Converting me? Transforming me? Enabling me to sacrifice? And what about the “fruits” that we are being invited to produce:   justice and mercy, hospitality for the immigrant and those with AIDS, the dispossessed, the unborn, the single mother?  By refusing to consider these things, we may be missing the healing that the Word of God can bring into our lives. The parable of the sower challenges us to see how deeply the word of God has taken root in our lives, how central God is to the very fabric of our day-to-day life.  Jesus also invites his followers to embrace the Faith of the sower: to trust and believe that our simplest acts of kindness and forgiveness, our humblest offers of help to anyone in need may be the seeds that fall “on good soil” and yield an abundant harvest.
What kind of soil are we?  How do we respond to the Word of God and to the various Acts of God in our lives? Do we allow the trials and tribulations of this world to overwhelm the tender seed growing within us?  Do we pull back when people harass us because we are believers?  Do we decide, because things are not working out the way we think they ought, that God doesn’t care for us, or that He is powerless, weak and not to be heeded? Do we allow the cares of this world, our ambitions or our desires for success and happiness, to choke out the messages that God sends us through the various events of our daily lives and through the various people we encounter? How we respond to the Word of God is the key to how fruitful the Gospel is going to be in our lives. Unlike the situation in nature, we can, as it were, change the kind of soil that we are. God allows the seed to land on the hard paths, on the rocky ground and in the thickets of our lives in the hope that in those places it will find a place to mature and bear fruit, that those things which impede growth will be removed and that the soil may be just a little deeper than it at first appears to be in those rocky places. Jesus challenges us in the parable of the sower to sow seeds of encouragement, joy and reconciliation regardless of the “soil” on which it is scattered, and to imitate the seed’s total giving of self that becomes the harvest of Gospel justice and mercy.