Chúa Nhật Mùa Chay III, 19-3-2017
Người phụ nữ tại Giếng Giacop là một trong những câu truyện kinh thánh được biết đến nhiều nhất. Câu truyện hết sức giàu ý nghĩa giúp chúng ta đi vào bên trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên chúng ta cần phải thận trọng không nên quá phấn khích với những ý nghĩa cao siêu, sâu rộng của câu truyện đến nỗi không đón nhận được những lời mời gọi của câu truyện tin mừng này.
Tại bờ giếng Đức Giêsu đã nói với một người phụ nữ Samaria. Đây là việc tối cấm kỵ và điều này lại còn bị cấm ngặt hơn đối với người phụ nữ có cuộc đời rắc rối này. Trong cuộc đối thoại, người phụ nữ này “TỈ” Chúa Giêsu và Ngài đã để người phụ nữ đối thoại với mình bằng những ngôn ngữ đầy hình ảnh. Ngài đưa người phụ nữ vào chiều kích mới sâu rộng của sự hiểu biết chính mình. Nơi đây có một lối thoát cho chị khỏi cái vòng luẩn quẩn của tâm lý bị tổn thương – điều mà chị đã bị vướng mắc lâu nay. Món quà lớn Đức Giêsu cho người phụ nữ là đối xử với chị trong sự tôn trọng phẩm giá của riêng chị. Qua việc gặp gỡ này chị được biến đổi.
Trong tuần này chúng ta cũng bị đánh động bởi câu truyện của những người dân Úc Châu đầu tiên. Sự sống xót của Kinchela Boys Home (KBH) -những “con người bị đánh cắp” từ lúc còn nhỏ ra khỏi gia đình, xóm làng và cộng đồng. Đức thánh cha Phanxicô dạy chúng ta rằng: “Mọi cuộc đời là thánh thiêng, nhân vị mỗi con người được phú bẩm và không thể nào chuyển dời hay từ khước.”
Giống như người phụ nữ Samaria được khích lệ trong cuộc đối thoại với Đức Giêsu, được gia nhập lại với cộng đồng của chị, Ông Richard và những “con người bị đánh cắp” KBH đang cùng học nơi người khác và với sự hỗ trợ của bác ái Úc Châu, họ chia sẻ câu chuyện đau thương cùng hành trình được chữa lành trong sự vững tin mới. Vậy chúng ta hãy cống hiến bản thân chúng ta để cùng anh chị em người úc đâu tiên được hòa giải trên toàn lãnh thổ Úc Châu này.
(Lược dịch từ suy gẫm tuần thứ ba của chiến dịch tình thương 2017)
==================================
PROJECT COMPASSION 2017
The ‘woman at the well’ is one of the best known of the Gospel stories, a story extremely rich in offering us insights into our own daily life. In fact, we have to be careful not to be so overwhelmed by the length and depth of the story that we do not receive its messages.
At this well, Jesus speaks, heaven forbid, to a Samaritan, and a woman at that — double trouble! In their encounter, she teases him and he engages her in ‘imaginative dialogue’ that takes her to a new depth of understanding about herself. This offers her a way out of the cycle of emotional abuse in which she has been caught. His greatest gift is to treat her with respect for her personal dignity. Through this encounter she is transformed.
This week we are challenged by the story of some of our First Australians. The survivors of Kinchela Boys Home (KBH) are men stolen as children from their families, their country and their communities. Pope Francis tells us, “Every life is sacred, every human person is endowed with an inalienable dignity.”
Just as the Samaritan woman, encouraged by her encounter with Jesus, moved back into her community, Uncle Richard and the men of KBH walk together with renewed confidence, learning from each other and, with the support of Caritas Australia, sharing the painful stories of their journey of healing. Let us commit ourselves to the good of our First Australian brothers and sisters and promote reconciliation across our land.