Chúa Nhật 26-05-2019 – Mùa VI Phục Sinh, Năm C – Suy Niệm

SUY NIỆM

“Hãy yêu mến nhau!”. Yêu mến là cốt lõi giáo huấn Kitô giáo. Đây cũng là lời mời gọi thường xuyên của Chúa Giêsu. Có thể nói lời mời gọi yêu thương trải dài trên từng trang của Tin Mừng. Chúa Giêsu không chỉ kêu gọi suông, mà chính Người làm gương cho các môn đệ. Người đã rửa chân cho các ông vào cuối bữa tiệc ly. Đây vừa là cử chỉ yêu thương đối với các ông, vừa là một gương mẫu sống động để qua đó, Người khẳng định với các ông: yêu thương và phục vụ đi đôi với nhau. Ngay từ khi Tin Mừng được loan báo trên quê hương Việt Nam chúng ta, những người lương dân chưa biết danh xưng của tôn giáo mới có nhiều người theo. Họ căn cứ vào những gì người Công giáo làm hằng ngày mà gọi Đạo Công giáo là “Đạo Yêu Thương”. Tiếc rằng trong cuộc sống hôm nay, hai từ yêu thương có nguy cơ trở thành câu khẩu hiệu và lý thuyết vô hồn. Đây đó tại một số nơi, trong các bài phát biểu, các bài viết, người ta nói đến yêu thương như một công thức, còn trong thực tế thì ngược lại. Tình trạng xung đột, chia rẽ và khép kín của một số cộng đoàn đã làm biến dạng hình ảnh của Giáo Hội Chúa Kitô.

“Hãy an tâm, đừng xao xuyến!”. Giữa bối cảnh xã hội đầy bất an hôm nay, lời khuyên hãy an tâm dễ bị hiểu như một sự trấn an giả tạo nhằm ru ngủ người nghe. Tuy vậy, nếu chúng ta có niềm xác tín nơi tình yêu của Chúa, tin Ngài là Đấng dẫn dắt cuộc đời chúng ta, thì làm sao chúng ta còn lo lắng buồn phiền. Bởi lẽ, lo lắng cũng không làm cho cuộc sống của chúng ta kéo dài thêm, dù chỉ một gang tay (x. Mt 6, 27). Nếu chúng ta có thể an tâm, là vì chúng ta có ơn Chúa Thánh Thần. Ngài luôn hoạt động trong Giáo Hội để hướng dẫn Giáo Hội trong cuộc lữ hành trần gian. Bài đọc I kể lại một biến cố quan trọng trong lịch sử, đó là Công đồng đầu tiên của Kitô giáo, được tổ chức tại Giêrusalem vào khoảng năm 46 sau Công nguyên. Các tông đồ đã ý thức trách nhiệm của mình trước những ý kiến dư luận trái ngược nhau về những thực hành trong Đạo Do Thái như cắt bì, ăn thịt cúng, tuân giữ Luật ông Môisen… “Văn kiện” đúc kết của Công đồng rất đơn sơ, nhưng nêu rõ “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định…”.  Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần hướng dẫn suốt bề dày của lịch sử, giữa những thăng trầm thử thách. Cũng trong những di ngôn, Chúa Giêsu đã hứa: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em”. Chúa Thánh Thần vừa bảo trợ Giáo Hội, vừa soi sáng cho Giáo Hội nhớ lại giáo huấn của Chúa Giêsu, để luôn thực hành những gì Chúa đã chỉ dạy.

“Hãy giữ lời Thày. Hãy yêu mến nhau. Hãy an tâm, đừng xao xuyến”. Khi thực hiện những lời khuyên này, chúng ta cảm nhận sâu xa sự hiện diện của Chúa Giêsu, mặc dù Người đã về trời. Xác tín vào sự hiện diện và tình yêu thương của Chúa, tuy còn sống ở trần gian, chúng ta đã được hưởng hạnh phúc tương lai. Trong một thị kiến, Thánh Gioan tông đồ đã thấy những hình ảnh về Giêrusalem (Bài đọc II). Đây là một cách diễn tả hạnh phúc thiên đàng, ở đó, tình yêu, an bình và chân lý sẽ ngự trị. Không còn gian dối và mưu mô. Không còn những toan tính vụ lợi trần tục, nhưng tất cả đều được vinh quang Thiên Chúa bao trùm trong một nghi lễ phụng vụ thiên quốc, tràn đầy hạnh phúc và niềm vui.

“Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.” Hãy nghe những lời tâm huyết của Chúa. Đó là di ngôn của người sắp đi xa. Yêu mến Thày là cội nguồn của bình an và là bảo đảm của hạnh phúc hôm nay cũng như suốt đời. (Trích suy niệm của Gm Vũ Văn Thiên)

LIVING WORDS

A schoolmaster in France was discouraged with one of his students. He wrote in his roll book concerning this student: “He is the smallest, the meekest, the most unpromising boy in my class.” Half a century later, an election was held in France to select the greatest Frenchman. By popular vote, that meekest, smallest, most unpromising boy was chosen. His name? Louis Pasteur, the founder of modern medicine. When he was seventy-three, a national holiday was declared in his honour. He was too weak to attend the ceremony in Paris, so he sent a message to be read by his son. The message read: “The future belongs not to the conquerors but to the saviours of the world” [Edward Chinn, Wonder of Words (Lima, Ohio: C.S.S. Publishing Co., Inc., 1987), p. 18.] Louis Pasteur was driven by a great purpose. Your name and my name may never be a household word like Pasteur’s, but we, too, can be driven by a great purpose. Christ can give us that purpose. But there is one thing more Christ gives us. He gives us the presence of the Holy Spirit as promised in today’s Gospel. A healthy sense of identity and a driving purpose are not enough in themselves. One thing more is needed. It is the in-dwelling Spirit of the living God.

 

We need to have the conviction that we are not alone:  One of the great social and ethical problems of our time is isolation.   Today approximately 25% of all adults live alone.   Spouses, parents and children often live as virtual strangers to one another.   This is unfortunate because we never need to be alone.   Jesus can always be present to us.   He shares his joy with us and replaces the burden of our guilt with the freedom of forgiveness.  He takes our grief and turns it into joy.  We need only allow Jesus into our lives to be rid of this loneliness.   Oneness with Jesus is the greatest gift we can give our children, our friends, or those who see no purpose in life.   We can help to bring people to unity with Jesus, a unity that will change their lives.  As we celebrate this Eucharistic meal, our Mass, let us celebrate in a special way the price Jesus paid for our redemption.  May this Eucharistic celebration empower us to lead a true Life.

 

 

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *