Chúa Nhật 19-01-2020, II Thường Niên, Năm A – Suy Niệm

SUY NIỆM

Trong Kinh Thánh, chiên được dùng làm biểu tượng cho những người hiền lành, đạo đức. Trong dụ ngôn về ngày phán xét, Chúa đã tách chiên ra khỏi dê. Chiên ở bên phải, dê ở bên trái.

Thế nhưng chiên còn có một ý nghĩa sâu xa hơn. Hằng năm, vào Lễ Vượt Qua của người Do Thái, mỗi gia đình có tục lệ ăn thịt một con chiên. Phải lựa con chiên non dưới một năm tuổi, tốt đẹp, không tì vết. Người Do Thái ăn thịt Chiên Vượt Qua, không phải để mừng mùa đông đã qua và mùa xuân vừa mới khởi đầu. Nhưng là để kỷ niệm ngày Chúa cứu họ khỏi ách nô lệ Ai Cập.

Chúa Giêsu đã chịu tử hình vào dịp Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Bữa tiệc ly chính là tiệc Lễ Vượt Qua mà Chúa Giêsu ăn với các môn đệ. Chịu chết vào dịp Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu chính là con chiên của Thiên Chúa bị sát tế để cứu nhân loại.

Chúa Giêsu là con chiên hiền lành, không hé môi khi bị đem đi xén lông. Người khiêm nhường gánh lấy tội lỗi nhân loại.

Bản tiếng Việt dịch là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Từ ngữ “xóa” là một cách nói văn hoa nhẹ nhàng, nhưng không lột hết ý nghĩa của nguyên ngữ. Tiếng Hy Lạp dùng từ ‘airein’, tiếng La tinh dùng từ ‘tollit’ có nghĩa là nhận lấy vào mình, gánh lấy, vác lấy. Có lẽ nên dịch là Chiên Thiên Chúa, Đấng ‘gánh’ lấy tội nhân loại thì đúng hơn. Xóa là đứng ngoài cuộc. Đức Giêsu không đứng ngoài cuộc. Người đã nhập cuộc, gánh lấy thân phận con người, và nhất là gánh lấy tội lỗi của con người. Chính vì gánh lấy tội lỗi mà Người, Đấng hoàn toàn trong sạch, vô tội đã chịu hạ mình xếp hàng giữa những người tội lỗi xin Gioan rửa tội. Chính vì gánh lấy tội lỗi nhân loại mà Người lui tới với những người tội lỗi, chuyện trò với họ, ăn uống đồng bàn với họ. Nhưng nhất là chính vì gánh lấy tội nhân loại mà Người phải chịu chết giữa hai tội phạm, đồng số phận với họ, đồng bản án với họ, như những người trộm cướp.

Người gánh lấy tội của ta để ta được tha thứ. Người hạ mình xuống để ta được nâng lên. Người trở nên nghèo hèn để ta được giàu có. Người làm con loài người để ta được làm con Thiên Chúa. Người trở nên yếu hèn để ta được nên mạnh mẽ. Người chịu nhục nhã để ta được vinh quang. Người nhận lấy thân phận nô lệ để ta được tự do. Người cam lòng chịu chết để trả lại cho ta sự sống.  (Gm. Ngô Quang Kiệt)

********************

LIVING WORDS

Today’s Gospel reminds us that being a disciple of Jesus means that we grow by Faith to become witnesses for Him.  And bearing witness to Christ is an active, not passive, lifetime enterprise. One cannot be a disciple of Jesus at a distance any more than one can be a distant lover.  To love Christ is to be drawn close to Him, to know Christ personally and experience Him through the Bible, through prayers and through the Sacraments, and to inspire others to want to know him.  To help Christ is to share the Good News about Him with others.  Blessed are we when we bring to others the gifts of love, peace, justice, tolerance, and mercy, thus becoming witnesses for the Lamb of God, Jesus Christ our Lord.

The essence of our witness-bearing is to state what we have seen and believed and then to invite others to “come and see.” For John, Faith begins by responding to the invitation to “come and see.”  Three times Andrew brings someone to Jesus!  First, he brings his brother, Simon (1:40), then, a boy with five barley loaves and two fish (6:8); and finally, “some Greeks” (12:20-22), who want to see Jesus, which signals the hour for the Son of Man to be glorified.  We tell others about good restaurants, barbers, optometrists, etc.  Why isn’t there the same fervour over inviting and encouraging people to come and participate in our Church activities?  Often we hesitate to do so because of the false notion that talking about religion is taboo in our culture, or that religion is a private matter and shouldn’t be shared with others, or that we don’t have much of a personal Faith to share, or that our worship services would not be appealing to others.  One of the differences that Faith should make in our lives is the desire that others — especially those without a religious Faith — might also share in and benefit from the relationship God offers through Christ.  If we are not willing to invite others into this experience, what does that say about our experiences with Christ and with our Church?

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *