Chúa Nhật 14-07-2019, Thường Niên XV, Năm C – Suy Niệm
SUY NIỆM
(Trích Yêu Rồi làm-Thiên Phúc)
Trong Tin Mừng người Samaria nhân hậu đã sống luật yêu thương một cách tuyệt vời, đó là “yêu bằng việc làm”. Yêu không chỉ trên đầu môi chót lưỡi, rồi phủi tay không làm gì cả, mà yêu chính là “miệng nói tay làm”,làm thực sự với hết khả năng của mình. Những việc làm cụ thể thường hùng hồn hơn những lời nói suông. Con đường dài nhất là con đường từ trái tim đến đôi tay. Chúa Giêsu muốn chúng ta đi hết con đường đó: “Hãy đi và làm như vậy”.Pascal đã nói: “Khuyết tật lớn nhất của một người là phục vụ quá ít cho những kẻ họ yêu thương”.
Sở dĩ người ta không dám làm một cái gì đó cho những người anh em, là vì họ không có can đảm vượt qua nỗi sợ.
Sở dĩ thầy tư tế và thầy Lêvi “tránh qua bên kia mà đi” là vì các thầy sợ ô uế khi đụng vào xác chết, sợ bọn cướp còn ẩn nấp đâu đây, sợ rắc rối phiền hà đến bản thân.
Sở dĩ chúng ta không dám làm một cái gì đó cho người anh em khi họ cần giúp đỡ, là vì chúng ta sợ phải thiệt thòi, sợ tốn công sức, sợ mất thời gian, sợ phải trả giá, sợ đụng đến sự an toàn, tiện nghi của mình. Chúng ta muốn được yên thân! Thầy tư tế và thầy Lêvi đã tự hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra cho tôi, nếu tôi dừng lại và săn sóc người anh em bị đánh nhừ tử?”Trái lại, người Samaria đã đảo ngược câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra cho người anh em bị đánh nhừ tử, nếu tôi không dừng lại và chăm sóc người ấy?”Người Samaria tốt lành đã xả thân vào một hành động vị tha đầy nguy hiểm.
Yêu thương không phải là cho đi một cái gì, nhưng là cho đi chính bản thân. Yêu thương là hy sinh, là quên mình, là hiến thân phục vụ tha nhân: Kahil Gibram có một câu nói chí tình: “Bạn cho đi quá ít khi chỉ cho đi của cải. Chỉ khi nào cho đi chính mình, bạn mới thực sự cho đi”.Càng đi tìm bản thân, con người càng đánh mất chính mình. Càng co cụm trong vỏ ốc ích kỷ của mình, con người càng chết dần mòn trong nỗi cô đơn. Càng muốn được yên thân, con người càng vong thân.
Nỗi khát khao hạnh phúc của con người chỉ có thể được lấp đầy khi họ biết đến gần, cúi xuống phục vụ tha nhân. Con người chỉ thành đạt thực sự, con người chỉ thực sự là người khi họ dám sống chết cho anh em.
Người tín hữu Kitô chỉ thực sự là con Chúa khi họ dám tiêu hao vì người khác. Mẹ Têrêxa Calcutta nói: “Kitô hữu là người trao ban chính bản thân mình”.
Yêu rồi làm. Khi đã yêu rồi chúng ta sẽ biết phải làm gì cho người anh em. Khi đã yêu rồi chúng ta sẽ có sáng kiến để xả thân vì mọi người, nhất là những người nghèo hèn đau khổ. Khi đã yêu rồi, chúng ta sẽ biết cách làm cho kẻ xa lạ nên người thân cận, kẻ thù địch nên người bạn tốt, chỉ cần chúng ta dám dừng lại, đến gần và cúi xuống trước anh em.
Lạy Chúa, cuộc sống đạo của chúng con sẽ trở nên phù phiếm nếu cái cốt lõi của đạo là yêu thương chỉ là điều phụ thuộc. Xin đừng để chúng con loay hoay với những tính toán ích kỷ; chai đá, dửng dưng trước những khổ đau của anh em. Nhưng xin dạy chúng con biết chạnh lòng xót thương và giúp đỡ những ai đang cần đến chúng con. Amen
***** REFLECTION *****
A scribe asked Jesus a very basic religious question: “What should I do to inherit eternal life?” In answer to the question, Jesus directed the Scribe’s attention to the Sacred Scriptures. The Scriptural answer is “love God and express it by loving your neighbor.” However, to the scribe, the word “neighbor” meant another scribe or Pharisee – never a Samaritan or a Gentile. Hence, the scribe insisted on a clarification of the word “neighbor.” So Jesus told him the parable of the Good Samaritan. The parable clearly indicates that a “neighbor” is anyone who needs help. Thus, the correct approach is not to ask the question “Who is my neighbor?” but rather to ask, “Am I a good neighbor to others?” The first reading, taken from the Book of Deuteronomy, reminds us that God not only gives us His Commandments in Holy Scriptures, but that they are also written in our hearts so that we may obey them and inherit eternal life with God. The refrain for today’s Responsorial Psalm (Ps 69) condenses the lessons of the three readings in a single memorable promise, “Turn to the Lord in your need, and you will live.” In the second reading, St. Paul reminds the Colossians, and us, that just as Christ Jesus is the “visible image of the invisible God,” so our neighbors are the visible image of Christ living in our midst. Jesus, the Heavenly Good Samaritan, gave us a final commandment during the Last Supper, “Love one another as I have loved you,” because the invisible God dwells in every human being.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!