Chúa Nhật 12-01-2020, Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa – Suy Niệm
SUY NIỆM
Giuse Vinhsơn Ngọc Biển
Từ lễ Giáng Sinh đến hôm nay, Giáo Hội không ngừng mời gọi con cái của mình chiêm ngắm và sống sứ điệp mầu nhiệm Giáng Sinh nơi Hài Nhi Giêsu. Các sứ điệp tuy nhiều, nhưng có lẽ điểm nhấn trọng yếu vẫn là sự khiêm nhường và tính liên đới của Ngôi Hai Thiên Chúa.
Lời Chúa hôm nay, một lần nữa thánh Mátthêu làm toát lên sự khiêm nhường đó khi trình thuật sự kiện Đức Giêsu xin Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho mình.
Để chuẩn bị cho dân chúng đón nhận Đức Giêsu, Gioan đã kêu gọi mọi người ăn năn sám hối, từ bỏ con đường tội lỗi, canh tân đời sống để được ơn cứu độ. …
Đức Giêsu cứu độ nhân loại bằng con đường khiêm nhường và tinh thần liên đới
Thật vậy, Đức Giêsu đã đến trần gian để cứu chuộc con người. Ngài đã trở nên như không để cho con người có tất cả. Ngài đã thực hiện thánh ý của Chúa Cha cách tuyệt đối. Vì thế, tuy bản thân Ngài hoàn toàn vô tội, nhưng Ngài là Đấng gánh tội trần gian, nghĩa là Ngài chất đầy tội lỗi của nhân loại trên bản thân mình. Bởi vậy, trước mặt Thiên Chúa, với tư cách đại diện cho toàn nhân loại, Ngài tự liệt mình vào hàng tội nhân cần sám hối…
Mừng lễ Đức Giêsu chịu phép rửa, mỗi người chúng ta hãy nhớ lại ngày ta được lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Khi đó, ta được trở nên con Thiên Chúa, được Chúa hứa ban gia nghiệp vĩnh cửu. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở những đặc ân của riêng ta, nhưng qua đó, chúng ta còn lãnh nhận một trách nhiệm khác nữa, đó là phải trở nên ngôn sứ của Đức Giêsu. Nói cách khác, chúng ta phải có trách nhiệm loan truyền Đức Giêsu cho người khác.
Nhưng điều đáng nói ở đây là chúng ta loan báo bằng cách nào?
Hình ảnh của Đức Giêsu khiêm nhường để cúi xuống cho Gioan làm phép rửa nhắc cho chúng ta rằng: trước, trong và sau khi loan báo, hãy lấy thánh ý Thiên Chúa làm điểm tựa và trong mọi việc, hãy lấy đức vâng lời, khiêm nhường, liên đới và cảm thông làm nền tảng. Nếu không có những đức tính trên, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào cái bẫy của ma quỷ, đó là kiêu ngạo, tự tôn và khinh thường những người và nơi ta được sai đến. Nhưng có lẽ một sự thất bại lớn nhất, đó là chúng ta phá đổ kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa.
Ước gì lời ca ngợi của nhiều anh chị em không đồng đạo với chúng ta vẫn thường nói rằng: đạo Công Giáo là đạo tình yêu; tha thứ; khiêm nhường; cảm thông, liên đới, sẽ không bị phản chứng qua lối sống và con người của chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xưa Ngài đã làm đẹp lòng Chúa Cha bằng cách sống hòa đồng, chia sẻ phận người với chúng con. Xin Chúa giúp chúng con biết sống tình tương thân huynh đệ, cùng giúp nhau sống tốt về mọi mặt, để xây dựng một Giáo Hội hiệp nhất, yêu thương. Amen.
===========================
LIVING WORD
The baptism of Jesus reminds us of our identity. It reminds us of who we are and Whose we are. By Baptism we become sons and daughters of God, brothers and sisters of Jesus, members of his Church, heirs of heaven and temples of the Holy Spirit.
Jesus’ baptism reminds us also of our mission:
- a) to experience the presence of God within us, to acknowledge our own dignity as God’s children, and to appreciate the Divine Presence in others by honoring them, loving them and serving them in all humility;
- b) to live as the children of God in thought, word and action.
- c) to lead a holy and transparent Christian life and not to desecrate our bodies (the temples of the Holy Spirit and members of Jesus’ Body), by impurity, injustice, intolerance, jealousy or hatred;
- d) to accept both the good and the bad experiences of life as the gifts of a loving Heavenly Father for our growth in holiness;
- e) to grow daily in intimacy with God by personal and family prayers, by meditative reading of the Word of God, by participating in the Holy Mass, and by frequenting the Sacrament of Reconciliation.
It is a day to thank God for the graces we have received in Baptism, to renew our Baptismal promises and to preach Christ’s ‘Good News’ by our transparent Christian lives of love, mercy, service and forgiveness.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!