Chúa Nhật 11-08-2019, XIX Thường Niên, Năm C – Suy Niệm

SUY NIỆM

Tgm. Giuse Vũ Văn Thiên

Mỗi chúng ta, khi nghiêm túc nhìn lại quá khứ, sẽ cảm nhận những điều kỳ diệu xảy đến trong đời mình. Người vô tín có thể coi đó là một chuỗi những ngẫu nhiên. Trái lại, những ai tin vào Chúa lại nhận ra cánh tay dẫn dắt của Ngài. Khi nhận ra những điều lạ lùng Chúa đã làm cho mình, người tín hữu được mời gọi ca tụng quyền năng của Chúa và dâng lời cảm tạ tình thương của Ngài. Họ cũng nhận ra sức mạnh của Đức tin. Bởi lẽ tin vào Chúa mang lại cho con người những ân huệ lớn lao mà con người không ngờ tới.

Giữa biển đời đầy gian nan sóng gió, chúng ta không biết bến bờ ở nơi đâu. Giữa xã hội nhiều khuynh hướng trái chiều, chúng ta không biết phải cậy dựa vào chốn nào. Đức Giêsu trong Tin Mừng hôm nay khẳng định với chúng ta: cứ yêu mến Chúa. Ngài là Cha và là ông Chủ của đời ta. Ngài thấu hiểu nỗi lòng của mỗi người và ra tay cứu giúp. Hình ảnh người đầy tớ chuyên cần tỉnh thức và trung tín với bổn phận được trao, là mẫu mực cho các tín hữu. Đó cũng là một mẫu mực về đời sống Đức tin và lòng trung thành. Sống trên đời, chúng ta cũng giống như những người quản lý. Chúa trao cho chúng ta thời giờ, con cái, sức khỏe, kiến thức, nghề nghiệp và biết bao điều kiện tốt lành. Nhờ những vốn liếng Chúa trao, mà chúng ta có thể sống xứng với phẩm giá con người và thành đạt vươn lên trong cuộc sống. Chúng ta đã và đang sử dụng những gì Chúa ban thế nào? Đến giờ phán xét, chúng ta phải trả lời trước mặt Chúa về những gì chúng ta đã nhận từ nơi Ngài.

Tiếp nối tư tưởng Chúa nhật trước, Chúa Giêsu dạy chúng ta cần có thái độ đúng mức đối với của cải vật chất. Cùng với những lo toan bận rộn để có đời sống vật chất ổn định, chúng ta cần tích trữ cho mình của cải thiêng liêng, là của cải không hao mòn, không bị mối mọt và cũng chẳng lo bị người khác lấy mất.

“Dù mắt ngủ nhưng lòng vẫn thức, vẫn tin yêu một mực chân tình”. Lời kinh cầu nguyện này cho thấy người tỉnh thức vẫn yêu mến Chúa kể cả khi mình đang ngủ, đang làm việc và đang vui chơi. Bởi lẽ tâm hồn họ luôn hướng về Chúa và thao thức làm những gì đẹp lòng Ngài.

“Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.” Câu kết của bài Tin Mừng cũng là một nguyên tắc và một phương châm sống cho chúng ta. Lời này cũng giúp chúng ta tự vấn lương tâm, để biết mình đang ở đâu và trong tình trạng nào trước mặt Chúa và đối với anh chị em. Hạnh phúc hay đau khổ, được thưởng hay bị phạt… đó là kết quả đến từ thái độ sống và từ những hành vi của chúng ta.

***** Reflection *****

This week’s gospel passage carries with it the expectation of the late 1st Century as the early Christians awaited the triumphant return of the Christ (sometimes called the Second Coming or the Parousia). This is a familiar theme through the gospels and, in fact, across the gospels we can see that the communities were beginning to face the realisation that the promised return was taking longer than they had expected. In the gospel of Mark, it is clear that the community expects the Parousia at any moment, while by the time of the writing of the gospel of Luke, 10 or 15 years later, we can see that the language has taken on an aspect of uncertainty about the timing – it could be sooner or it could be later (‘It may be in the second watch he comes, or in the third…’).

What began to emerge was an attitude that if we don’t know when the Parousia will come, then we need to live ‘in anticipation’ of it. We need to live as if the Parousia were imminent. So, rather than waiting for the kingdom of God to be delivered, we must live our lives in such a way as to bring about the kingdom; to draw the kingdom into the present. Jesus often spoke of the kingdom as both near and not yet. If we all live the values of the kingdom, by our very actions we bring the kingdom into being. This gives an incredible significance to the way we choose to live our lives. If we ‘invest’ in the kingdom by living out the values of the kingdom and living in expectation of the Parousia, then that ‘investment’ is its own reward

 

 

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *